Nguồn Gốc Và Truyền Thuyết Về Mèo Thần Tài May Mắn

Với những điều ẩn chứa bấy lâu thì sự tìm hiểu của bạn cùng đến với Nguồn Gốc Và Truyền Thuyết Về Mèo Thần Tài May Mắn Mèo thần tài Maneki Neko là chủ đề của nhiều truyền thuyết dân gian khác nhau tại Nhật Bản. Sau đây là một số huyền thoại phổ biến về chú mèo may mắn này.

Chú mèo hoang và người chủ tiệm
Một người chủ tiệm đang rơi vào cảnh khánh kiệt nhưng vẫn cố gắng nuôi một chú mèo hoang, dù ông cũng chưa biết có tự nuôi nổi chính mình hay không. Để đền đáp tấm lòng người chủ, chú mèo bèn ra trước cửa tiệm và vẫy chân mời khách. Lạ thay, từ đó cửa tiệm này ngày càng đông khách, cuộc sống của người chủ tốt bụng và chú mèo ngày càng khấm khá. Ngày qua ngày, hình ảnh "chú mèo vẫy tay chiêu khách" trở thành biểu tượng của may mắn cho những cửa tiệm nhỏ ở Nhật.
Mèo thần tài vẫy tay may mắn shop

Người quý tộc và chú mèo cảnh báo
Một ngày nọ, có nhà quý tộc đi ngang qua một con mèo, nó có vẻ đang cảnh báo ông một điều gì đó. Theo dấu hiệu này, nhà quý tộc ngừng lại và cảnh giác. Sau đó, ông nhận ra mình đã thoát khỏi một cái bẫy dành cho mình ở phía trước. Từ đó, mèo được cho là loài vật thông thái và mang lại điềm lành. Nhiều ngôi đền và tư gia ở Nhật cũng trưng bày hình tượng mèo vẫy chân, và từ đó xuất hiện từ maneki-neko trong dân gian. Từ câu chuyện gốc này, có nhiều phiên bản cũng hình thành, trong đó nhà quý tộc có thể là một trong những Nhật hoàng, có thể là một vị quý tộc có thật là Oda Nobunaga hay vị samurai Naotaka Li.
Chú mèo giữ đền
Một giai thoại tương tự với nhân vật quý tộc giàu có Naotaka Li một ngày nọ trú mưa dưới tán cây gần ngôi đền Gotoku-ji (tại làng Setagaya, Tokyo), trong một trận bão. Ngài quý tộc nhìn thấy một chú mèo đang vẫy chân và bước theo mèo ta; ngay sau đó cái cây mà ông trú chân bị một tia sét đánh trúng. Naotaka trở thành bạn của vị sư giữ đền, người chủ của con mèo đặc biệt nọ. Dưới sự bảo trợ của nhà quý tộc, ngôi đền ngày càng được biết đến rộng rãi. Khi chú mèo qua đời, rất có thể bức tượng mèo thần tài Maneki Neko đầu tiên đã được đúc ra để tưởng niệm
Chú mèo mất đầu
Một phụ nữ trẻ có tên Usugumo, sống tại vùng Yoshiwara phía Đông Tokyo, có nuôi một chú mèo mà cô hết mực yêu quý. Một hôm, một kiếm sĩ, bạn của cô gái đến chơi. Con mèo đột nhiên trở nên hoang dại, cào cấu bộ kimono mà Usugumo đang mặc. Nghĩ rằng con mèo bị điên, người kiếm sĩ rút gươm chặt một nhát, làm đầu mèo lìa khỏi cổcổ. Lạ thay, chiếc đầu mèo khi rơi xuống lại cắm răng vào một con rắn độc và giết chết rắn. Sau tai nạn, Usugumo phiền não trong lòng, không thiết tha ăn uống. Người kiếm sĩ cảm thấy có lỗi, bèn tìm đến thợ khắc gỗ giỏi nhất vùng, nhờ đẽo một chú mèo với chân giơ cao như đang chào hỏi. Từ đó, chú mèo dần trở nên nổi tiếng với tên gọi maneki neko. Từ khi nhận được tượng mèo, cô gái vui sống trở lại thay vì buồn bã như trước. 
Chú mèo của bà cụ già
Một bà cụ sống ở vùng Imado, phía Đông Tokyo, buộc phải cầm lòng mà bán chú mèo của mình vì quá nghèo khổ. Sau khi bị bán, mèo trở về trong giấc mơ của cụ bà, nói rằng bà nên làm một bức tượng của nó bằng đất nung. Bà lão làm theo và bán bức tượng với giá hời. Cứ như vậy, bà cứ làm mèo đất để bán và trở nên giàu có, và maneki neko ra đời từ đó. 
Chú mèo của hoàng tử
Vào thời Kofun, Nhật hoàng Huwormishu bị dị ứng với mèo và cấm mang chúng vào cung điện. Trong khi đó, hoàng tử Togamashu tìm thấy một chú mèo hoang và rất thương yêu nó. Ngày nọ, một thương nhân giàu có trên đường đến hoàng cung, có ghé qua nhà mới của hoàng từ Togamashu cùng chú mèo. Bỗng mèo ta vẫy người thương nhân. Ông ta rất bất ngờ, và nói lại với Nhật hoàng rằng, chính chú mèo làm ông đổi ý và chấp nhận thương vụ với triều đình. Nhật Hoàng cho phép Togamashu trở lại hoàng cung với chú mèo, và tuyên bố con mèo này là linh vật may mắn.
Tham khảo thêm về:

Nhận xét

  1. Quà Yêu Thương là một trong những cửa hàng đầu tiên của Việt Nam cung cấp bùa may mắn mèo thần tài ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét